3 Tháng Mười, 2016
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG BÊ TÔNG
1. Bê tông đông kết chậm
Nguyên nhân:
- Bê tông trộn nhiều nước;
- Sử dụng phụ gia nhưng không giảm lượng nước trộn;
- Cát mịn có nhiều tạp chất, cấp phối nhiều cát.
Ngăn ngừa:
- Sử dụng lượng nước trộn vừa đủ và đúng yêu cầu cho cấp nước;
- Giảm lượng nước trộn cần thiết khi trộn bê tông với phụ gia;
- Sử dụng cát sạch, hạt to, cát đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Tháo khuôn theo quy định yêu cầu kỹ thuật.
2. Bê tông bị bụi bề mặt
Nguyên nhân:
- Sử dụng cát mịn, cát có tạp chất cao;
- Sử dụng cấp phối sai, mác thấp, trộn nhiều nước;
- Thêm nước trộn khi thi công và hoàn thiện bề mặt;
- Không dưỡng hộ hoặc bảo dưỡng bề mặt bê tông không đúng cách sau khi thi công.
Ngăn ngừa:
- Sử dụng cát sạch, hạt to, cát đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng cấp phối mác đúng, hợp lý;
- Điều chỉnh lượng nước trộn hợp lý và trộn đều;
- Tăng thêm lượng xi măng khi sử dụng cát mịn;
- Hạn chế thêm nước trộn trong lúc thi công và hoàn thiện bề mặt;
- Bảo dưỡng bề mặt bê tông liên tục sau khi thi công hoàn thiện.
3. Bê tông rời rạc – Cường độ thấp
Nguyên nhân:
- Cấp phối không đúng hoặc không rõ ràng;
- Trộn không đều, nhiều nước, cấp phối nhiều cát và đá, ít xi măng;
- Cát, đá, có tạp chất cao, không đúng yêu cầu kỹ thuật.
Ngăn ngừa:
- Chọn cấp phối thích hợp, đong đếm đầy đủ bằng thúng và trộn đều hỗn hợp;
- Giảm nước trộn và điều chỉnh lượng nước trộn hợp lý, có thể sử dụng phụ gia giảm nước;
- Sử dụng cát, đá sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật, cát hạt to;
- Trong trường hợp phải sử dụng cát mịn, nên tăng 5% – 10% lượng xi măng để ngăn ngừa;
- Chọn cát hạt to hơn (mô đun > 2,0).
4. Bê tông, tường bị thấm
Nguyên nhân:
- Vữa xây, tô sử dụng cát mịn, có tạp chất cao;
- Vữa xây, tô sử dụng cấp phối mác không đúng, mác thấp;
- Vữa xây, tô trộn nhiều nước và trộn không đều;
- Thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Không bảo dưỡng bề mặt tường hoặc bảo dưỡng không tốt.
Ngăn ngừa:
- Sử dụng cát sạch, cát đúng theo yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng đúng cấp phối mác xây, tô;
- Điều chỉnh lượng nước trộn hợp lý và trộn đều;
- Thi công đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo dưỡng bề mặt tường liên tục ít nhất 07 ngày (bảo dưỡng càng lâu càng tốt).
Bê tông bị thấm
Nguyên nhân:
- Sử dụng cát mịn, có tạp chất cao;
- Sử dụng đá có nhiều tạp chất, không đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng cấp phối không hợp lý;
- Lớp bê tông bảo vệ không hợp lý;
- Trộn nhiều nước và trộn không đều, thêm nước trộn nhiều lần khi thi công;
- Thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật (đầm rung nhiều bê tông bị phân tầng…);
- Không dưỡng hộ hoặc bảo dưỡng không tốt.
Ngăn ngừa:
- Sử dụng cát mịn, hạt to, cát đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng đá sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng cấp phối mác đúng, hợp lý (mác bê tông không được nhỏ hơn 25 MPa);
- Lớp bảo vệ bê tông thích hợp (> 2,5 cm);
- Trộn đều với lượng nước hợp lý và không thêm nước trộn nhiều lần (có thể sử dụng phụ gia loại siêu dẻo để giảm lượng nước trộn N/X < 0,45);
- Thi công đúng yêu cầu kỹ thuật (cẩn thận công tác đầm rung);
- Bảo dưỡng bê tông liên tục ít nhất 07 ngày (bảo dưỡng càng lâu càng tốt).
5. Bê tông bị rỗ mặt
Nguyên nhân:
- Không vệ sinh ván khuôn sạch sẽ;
- Tháo ván khuôn sớm và tháo không đúng kỹ thuật;
- Bê tông chậm ninh kết do trộn nhiều nước.
Ngăn ngừa:
- Vệ sinh kỹ ván khuôn và thoa đều vào khuôn trước khi đổ bê tông;
- Không nên tháo ván khuôn sớm khi bê tông chưa ninh kết. Việc tháo ván khuôn tùy thuộc vào sự phát triển cường độ bê tông (nước trộn nhiều, bê tông chậm ninh kết có cường độ thấp làm ảnh hưởng đến thời gian tháo ván khuôn);
- Ván khuôn cũng có vai trò hỗ trợ dưỡng ẩm bê tông, nên giữ ván khuôn lâu hơn (3 ngày đối với cột, móng và 21 ngày đối với đà, dầm, sàn);
- Không nêm tháo ván khuôn sớm khi bê tông chưa ninh kết.
6. Nứt vữa
Nguyên nhân:
- Không tưới tường trước khi tô;
- Sử dụng cát mịn, tạp chất cao, không đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng sai cấp phối, mác cao, nhiều xi măng ít cát hoặc ít xi măng nhiều cát;
- Vữa trộn nhiều nước và trộn không đều, thường thêm nước trộn khi thi công;
- Sử dụng nhiều vữa khô (mác cao nhiều xi măng);
- Đi bay và bàn chà nhiều;
- Thi công dưới trời nắng nóng;
- Không bảo dưỡng bề mặt tường hoặc bảo dưỡng không tốt.
Ngăn ngừa:
- Tưới ẩm tường trước khi tô;
- Sử dụng cát sạch, đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng đúng cấp phối vữa xây, tô;
- Sử dụng nước trộn hợp lý, trộn đều và hạn chế thêm nước trộn khi đang thi công (không sử dụng vữa đã trộn sau 2 giờ);
- Hạn chế sử dụng hồ khô để hoàn thiện bề mặt;
- Hạn chế đi bay và bàn chà khi hoàn thiện;
- Hạn chế thi công dưới trời nắng nóng;
- Bảo dưỡng bề mặt tường liên tục ít nhất 07 ngày (bảo dưỡng càng lâu càng tốt).
7. Nứt bê tông
Nguyên nhân:
- Kết cấu thép thiết kế không hợp lý, không đủ khả năng chịu lực;
- Sử dụng cát mịn, tạp chất cao, không đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng cấp phối không hợp lý;
- Trộn nhiều nước và trộn không đều, thường thêm nước trộn khi thi công;
- Bê tông khi thi công bị phân tầng, dềnh nước: do đổ bê tông rơi tự do quá cao (>1,5m); đầm rung quá mức;
- Không bảo dưỡng bề mặt tường hoặc bảo dưỡng không tốt.
Ngăn ngừa:
- Thiết kế kết cấu thép hợp lý, đủ khả năng chịu lực;
- Sử dụng cát sạch, hạt to, cát đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sử dụng cấp phối hợp lý;
- Sử dụng nước trộn hợp lý và trộn đều (không thêm nước trộn nhiều lần khi thi công và hoàn thiện bề mặt);
- Đầm rung ít hơn và thi công đúng kỹ thuật (3-5 giây);
- Bảo dưỡng bê tông liên tục ít nhất 07 ngày (bảo dưỡng càng lâu càng tốt).
“Sưu tầm”